Bọc răng sứ bao lâu thì ăn được như bình thường?

Chế độ chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ

Kỹ thuật bọc răng sứ có độ thâm nhập và tác động rất lớn lên răng. Nên sau khi bọc răng sứ, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Vì thế, nhiều người thắc mắc bọc răng sứ bao lâu thì ăn được? Bọc răng sứ có ăn uống bình thường được không? Trong bài viết này, Nha khoa Đông Á sẽ cùng các bạn giải đáp câu hỏi trên.  

Bọc răng sứ bao lâu thì ăn được?

Bọc răng sứ bao lâu thì ăn được? Sau 1-2 giờ kể từ khi hoàn thành công đoạn bọc răng sứ, bạn nên hạn chế ăn uống. Vì lúc này cơ thể cần một thời gian để thích nghi với răng mới. Vì lúc này cơ thể cần một thời gian để thích nghi với răng mới. Đồng thời, nếu bạn ăn uống nhiều trong thời gian này có thể khiến răng sứ bị rơi ra hoặc gây ê buốt răng.

Bọc răng sứ bao lâu thì ăn được?

Sau 24 – 48h bọc răng sứ, bạn có thể ăn uống như bình thường. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian này có thể kéo dài hơn, tùy thuộc vào quá trình thực hiện. Nếu được thực hiện đúng quy chuẩn, đảm bảo cả về mặt kỹ thuật, chỉ định thì sẽ không ảnh hưởng đến quá trình ăn uống sau khi bọc răng sứ. Trong một số trường hợp, răng giả kém chất lượng nếu không may sử dụng có thể gây ra nhiều biến chứng không mong muốn bên cạnh việc không thể ăn uống.

Vì thế, hãy xem xét uy tín của nha khoa trước khi thực hiện. Đừng vì ham rẻ mà chọn địa chỉ kém chất lượng. Điều này không chỉ gây tốn kém chi phí làm mặt dán sứ mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Xem thêm: Bọc răng sứ bao lâu thì phải làm lại

Những lưu ý về ăn uống sau khi bọc răng sứ

Những món nên kiêng sau khi bọc sứ

Có rất nhiều điều cần lưu ý sau khi bọc răng sứ để duy trì và bảo tồn răng tốt nhất có thể. Chế độ ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng trong việc này. Một số thực phẩm bạn nên hạn chế sau khi bọc sứ là:

  • Không dùng thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng. Bởi nó khiến răng sứ dễ bị sứt mẻ, bể vỡ,… và làm tăng độ nhạy cảm của răng.
  • Các loại bánh, kẹo, socola và các loại thực phẩm chứa nhiều đường sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho răng, đặc biệt là răng sứ. Ngoài ra, những loại trái cây quá chua, chứa nhiều axit sẽ không tốt cho răng.
  • Hạn chế đồ uống có cồn hoặc có màu vì chúng có thể làm hỏng và đổi màu răng sứ.
  • Hạn chế thực phẩm có chứa phẩm màu như cà phê, nước ngọt… vì có thể làm ố sứ hay thậm chí là răng thật.
  • Đồ ngọt có hại cho răng sau khi bọc răng sứ

Những món nên kiêng sau khi bọc sứ

Những món nên ăn sau khi bọc sứ

Ngoài những thực phẩm cần hạn chế, nên bổ sung những thực phẩm sau để bảo vệ răng miệng và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể:

  • Các loại trái cây như táo, dâu tây,…có khả năng làm sạch răng một cách tự nhiên và hiệu quả nhất. 
  • Ăn các thực phẩm giàu canxi và dưỡng chất như: cá, phô mai, trứng, thịt nạc, rau xanh, sữa… để răng chắc khỏe hơn.
  • Nên dùng thức ăn mềm, loãng, thức ăn giàu canxi như cá, thịt, trứng, sữa…
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi,…
  • Uống đủ nước.
  • Thức ăn lỏng giúp hạn chế tổn thương răng sứ.

Những món nên ăn sau khi bọc sứ

Xem thêm: Bọc răng sứ 1 chiếc được không

Chế độ chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ

Cách chăm sóc răng sứ là chỉ cần duy trì những thói quen sau đây, răng sứ sẽ duy trì được độ trắng và chắc như ban đầu:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, 2 lần sáng và tối, sau mỗi bữa ăn 30 phút. Nên tránh chải ngang mà nên chải dọc từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài.
  • Bạn nên đánh răng bằng bàn chải mềm hoặc sử dụng chỉ nha khoa để hạn chế tối đa tổn thương cho răng, đặc biệt là răng sứ.
  • Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ triệt để các hạt thức ăn khỏi miệng của bạn. Không nên dùng tăm xỉa răng vì dễ làm tổn thương nướu và chân răng.
  • Hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng thuốc lá vì nó có thể khiến răng sứ bị xỉn màu, ố vàng và mất thẩm mỹ.
  • Khi ăn nên phân bổ lực nhai đều trên 2 hàm để tránh tác động quá nhiều đến răng sứ.
  • Nếu bạn bị nghiến răng, hãy đeo nẹp chống nghiến răng khi ngủ hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để cải thiện tình trạng của mình. Tránh ảnh hưởng đến chất lượng răng sứ.

Chế độ chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ

Xem thêm: Nhược điểm của việc bọc răng sứ

Ngoài ra, khám răng định kỳ 2 lần/năm nhằm phát hiện sớm các vấn đề bất thường về răng miệng để có hướng điều trị kịp thời. Đặc biệt, bác sĩ sẽ kiểm tra độ chắc chắn của răng sứ, mép răng sứ có ôm sát vào nướu hay không… Qua đó mới biết được răng sứ sử dụng được lâu dài hay không.

Nha khoa Đông Á
Đội ngũ Y – Bác sĩ tại Nha khoa Đông Á

Liên hệ Nha khoa Đông Á

NHA KHOA ĐÔNG Á

5/5 - (1 bình chọn)